Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng
Tỉnh Vĩ Phúc sát vách Hà Nội ‘kiến tạo tương lai’ với hạ tầng ‘khủng’: 3 quốc lộ, 2 đường sắt và 2 quốc lộ vắt qua
Theo định hướng quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với hệ thống kết cấu hạ tầng khủng.
Vĩnh Phúc đạt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương năm 2050
Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triển kinh tế – xã hội cũng như chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh Vĩnh Phúc, theo Tạp chí Người Đưa Tin.
Theo đó, quy hoạch đóng vai trò định hình không gian phát triển của Vĩnh Phúc trong mối liên kết chặt chẽ, hữu cơ với các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), vùng núi và trung du phía Bắc, vùng Thủ đô Hà Nội; trên cơ sở này, mở ra những cơ hội mới nhằm đưa Vĩnh Phúc phát triển trở thành một trong những “cực phát triển”, là “hạt nhân” thúc đẩy phát triển nền công nghiệp hiện đại và chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng theo hướng “xanh” hơn.
Những ngành kinh tế tại Vĩnh Phúc sẽ dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững, xây dựng lối sống “xanh”.
Theo báo Tuổi Trẻ, tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu thời kỳ 2021-2030, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân khoảng từ 10,5 -11,0%/năm; GRDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 325 triệu đồng; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 65%; phát triển đạt tiêu chí đô thị loại I trên quy mô toàn tỉnh.
Tỉnh này đặt mục tiêu tầm nhìn đến năm 2050 sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với hệ thống hạ tầng hiện đại, xanh, sạch đẹp, mang bản sắc riêng, xã hội phồn vinh và thịnh vượng; là thành phố phát triển toàn diện trên tất cả các mặt về kinh tế, xã hội, môi trường; người dân sẽ có chất lượng cuộc sống cao, hạnh phúc.
Đầu tư ‘full’ cơ sở hạ tầng, đô thị
Theo lộ trình để tiến hành thực hiện mục tiêu, tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị… hoàn thiện.
Việc xây dựng đường bộ Quốc gia qua tỉnh được thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong đó có cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đường Vành đai 5 – vùng Thủ đô, Quốc lộ 2, Quốc lộ 2D.
Đối với đường địa phương cũng tiến hành quy hoạch tuyến đường tỉnh đạt tối thiểu cấp III, đảm bảo kết nối đồng bộ giữa các địa phương trong tỉnh; ở những khu vực đoạn tuyến đi qua khu vực đô thị, sẽ được đầu tư theo quy hoạch xây dựng đô thị được phê duyệt; đối với các tuyến đường huyện cũng tiến hành nâng cấp đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V.
Tỉnh Vĩnh Phúc cũng sẽ phát triển các bến xe khách, bãi đỗ xe tại các khu trung tâm của huyện, thành phố, khu vực tập trung đông dân… nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của từng địa phương.
Liên quan đến việc xây dựng đường sắt, việc phát triển tuyến đường sắt quốc gia được thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong đó có tuyến Hà Nội – Lào Cai hay Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
Ngoài ra, 2 tuyến đường sắt đô thị của Vĩnh Phúc kết nối với tuyến đô thị TP. Hà Nội, cảng hàng không Nội Bài hiện cũng đang được tỉnh này nghiên cứu xây dựng với mục đích đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trên toàn tỉnh, đặc biệt ở khu vực Tam Đảo.
Quy hoạch cũng đã chỉ rõ việc cần đầu tư phát triển hạ tầng đường thủy phù hợp với Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó gồm:
- Các tuyến đường thủy nội địa gồm: Tuyến Hà Nội – Việt Trì trên sông Hồng; tuyến Việt Trì – Tuyên Quang trên sông Lô.
- Cảng thủy nội địa gồm: Cảng Vĩnh Thịnh; cảng Cam Giá, cảng An Tường; cảng Như Thụy…
- Việc phát triển cảng cạn thực hiện theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó có cảng Hương Canh tại huyện Bình Xuyên hay cảng Lập Thạch tại huyện Lập Thạch…
Đầu tư các KCN và cụm công nghiệp
Liên quan đến vấn đề phát triển khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp, Vĩnh Phúc cũng sẽ tiến hành quy hoạch, phát triển mới 5 KCN, dự kiến sẽ có 24 KCN được quy hoạch với quy mô 7.000ha, tính đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 sẽ lên quy mô 10.000ha với 51 cụm công nghiệp.
Đáng nói, Vĩnh Phúc sẽ ưu tiên phát triển các KCN mới dọc các trục đường huyết mạch như cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đường Vành đai 4, Vành đai 5.
Kể từ khi được tái lập, trong vòng 26 năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đã vươn mình mạnh mẽ từ một tỉnh nghèo, thuần nông nghiệp, trở thành tỉnh công nghiệp, đóng góp to lớn cho ngân sách Trung ương.
Với hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng công nghiệp… ngày càng đồng bộ và hoàn thiện, tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư, trong đó có nhiều doanh nghiệp FDI thuộc các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu của Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hàn Quốc…
- Dịch vụ Quảng cáo, Marketing và truyền thông Bất động sản
- Bán đất sổ đỏ 93m2 Khu 25.2ha Vân Canh Hoài Đức, mặt tiền 6,89m2
- Chủ đầu tư Ramond Holdings: Bà Phạm Thị Lan Hương
- Đà Nẵng Việt Nam sắp có khu thương mại tự do đầu tiên?
- TÂY NGUYÊN SẼ CÓ 8 TUYẾN CAO TỐC VỚI TỔNG CHIỀU DÀI 830 KM