Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ có tổng diện tích gần 3.000ha

Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ có tổng diện tích gần 3.000ha tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ) với tổng mức đầu tư 217.000 tỉ đồng.

Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ

Với 5 phân khu chức năng, tương lai khu đô thị này có dân số khoảng 228.506 người và gần 8,9 triệu lượt khách du lịch mỗi năm.

Tác động môi trường của siêu đô thị lấn biển.

Siêu dự án này được kỳ vọng làm tăng giá trị bất động sản, thu hút dân ra ngoại ô sống và khách du lịch đến trải nghiệm tạo nguồn thu lớn cho ngân sách, góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên, thách thức đặt ra là dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ nằm trong khu vực kế cận của vùng chuyển tiếp của Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

Trong đề án điều chỉnh quy hoạch cục bộ quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5.000 Khu đô thị lấn biển Cần Giờ do UBND huyện Cần Giờ lập đã nêu rõ các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án này.

Theo đó, dự án tuy không sử dụng đất rừng nhưng các nguồn thải có thể tác động đến chuỗi thức ăn bảo vệ hệ sinh thái. Khu vực dự án có thể ngập úng do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Dự án có thể gây bồi lắng hoặc xói lở khu vực, làm ảnh hưởng đến dòng chảy khu vực.

Đáng chú ý, nước thải sinh hoạt của dự án nếu không được xử lí sẽ khiến nồng độ các chất ô nhiễm vượt rất nhiều so với quy chuẩn. Mặt khác, nước thải của khu đô thị sau khi xử lí sẽ thoát ra biển có thể gây ra sự phát triển bùng nổ của tảo hoặc rong biển. Do đó, việc kiểm soát ô nhiễm chất hữu cơ là điều cần được quan tâm.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, vùng Cần Giờ là thủy vực có động lực yếu, trao đổi nước kém. Chất thải sinh hoạt của khu đô thị nếu không được quản lí tốt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho thủy vực này, đặc biệt là gia tăng lắng đọng trầm tích.

Về vấn đề chất thải rắn, lượng chất thải phát sinh căn cứ vào quy mô dân số và lượng du khách đến tại khu vực được dự báo khoảng 400 tấn/ngày. Việc xử lí các loại chất thải này cần được thu gom, xử lí tập trung, đúng quy cách, đặc biệt với các loại có thành phần độc hại để giảm tác động đến môi trường.

Bên cạnh đó, khi dự án hoàn thành, người dân về đây sinh sống và du khách đến sẽ khiến mật độ giao thông tăng lên, làm tăng lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường. Do đó, đề án đưa ra phương án tăng cường các tuyến xe buýt điện để giảm lượng phương tiện cá nhân và giảm các yếu tố gây ô nhiễm.Bên cạnh đó, khi dự án hoàn thành, người dân về đây sinh sống và du khách đến sẽ khiến mật độ giao thông tăng lên, làm tăng lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường. Do đó, đề án đưa ra phương án tăng cường các tuyến xe buýt điện để giảm lượng phương tiện cá nhân và giảm các yếu tố gây ô nhiễm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *