Dự án Thành Phố Thông Minh vốn đầu tư 4,2 tỷ USD, quy mô hơn 270 ha nằm ngay chân cầu Nhật Tân

– Dự án Thành Phố Thông Minh vốn đầu tư 4,2 tỷ USD, quy mô hơn 270 ha nằm ngay chân cầu Nhật Tân, phía bên phải theo hướng từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố. Siêu dự án này được xây dựng ở phần đất thuộc các xã Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Kim Nỗ, huyện Đông Anh.

- Dự án Thành Phố Thông Minh vốn đầu tư 4,2 tỷ USD

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội mời nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu đô thị thông minh – sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (thuộc quy hoạch phân khu Sông Hồng).

Mục tiêu đầu tư của dự án nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quy hoạch phân khu đô thị Sông Hồng tỷ lệ 1/5.000 (Đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 1045/QĐ-UBND ngày 25/3/2022.

Đồng thời, đầu tư xây dựng khu đô thị sinh thái, văn minh, hiện đại thân thiện với môi trường, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Theo đó, dự án có tổng diện tích nghiên cứu sử dụng đất khoảng 268ha. Trong đó, đất dân dụng khoảng 165.8ha; đất giao thông đô thị khoảng 76.2ha; đất công cộng đô thị khoảng 25.7ha; đất nhà đầu tư có trách nhiệm đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình theo quy hoạch chi tiết và bàn giao lại cho Nhà nước, chính quyền địa phương quản lý theo quy định khoảng 83.4ha…

Tổng số lượng căn hộ dự kiến 12.833 căn; trong đó gồm: biệt thự 427 căn, liền kề 1.211 căn, căn hộ chung cư thương mại 7.769 căn, căn hộ chung cư nhà ở xã hội 3.426 căn. Quy mô dân số khoảng 38.500 người.

Vốn đầu tư dự án khoảng 35.183 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,3 tỷ USD); gồm sơ bộ tổng chi phí thực hiện khoảng 33.093 tỷ đồng, chi phí bồi thường và hỗ trợ tái định cư khoảng 2.090 tỷ đồng.

Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm (được tính từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, cho thuê đất; thời hạn giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai). Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2023 – 2031.

Thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án là trước 17 giờ ngày 28/06/2024.

Hà Nội yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 1.599 tỷ đồng. Đồng thời phải có kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự.

Số lượng dự án mà nhà đầu tư hoặc thành viên tham gia liên danh hoặc đối tác cùng thực hiện đã tham gia với vai trò là nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu hoặc nhà thầu chính là dự án

Được biết, Phân khu đô thị Sông Hồng tỷ lệ 1/5.000 được phê duyệt vào đầu năm 2022. Phân khu này có quy mô gần 11.000 ha, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì.

Trong đó, diện tích Sông Hồng chiếm 3.600 ha (33%), đất bãi sông trên 5.400 ha (50%), phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt; các khu phố ngoài đê như Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá…

Dự báo quy mô dân số tối đa tại khu vực này đến năm 2030 vào khoảng 300.000 người. Trong đó, dân số hiện có giữ lại cải tạo chỉnh trang là 215.000 người, dân số đất nhóm nhà ở mới là 85.000 người

3 Dự án Nhà ở, Khu Đô Thị, Căn hộ đón sóng Cầu Tứ Liên – Tây Hồ.

Dự án do liên danh giữa Tập đoàn BRG và Sumitomo (Nhật Bản) làm chủ đầu tư. Trong đó, toà tháp tài chính 108 được coi là trung tâm của dự án vừa chọn được phương án thiết kế của công ty Mỹ Skidmore, Owings & Merrill.

– Đối diện thành phố thông minh của BRG là dự án khu đô thị thông minh – sinh thái vốn dự kiến khoảng hơn 33.000 tỷ đồng, tương đương hơn 1,3 tỷ USD cũng vừa được TP Hà Nội thông báo tìm nhà đầu tư. Dự án này có diện tích 268 ha, thuộc địa phận ba xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc và Xuân Canh.

– Công viên Kim Quy (quy mô 101 ha) do Sun Group làm chủ đầu tư. Là một dự án được Sun cất công đầu tư với bao tâm huyết, công viên Kim Quy được thiết kế bởi những công ty thiết kế hàng đầu tại Mỹ như ITEC, ARUP, ONE LANDSCAPE, không có gì khoa trương khi ví công viên như Disneyland tại Việt Nam.

– Khu đô thị Vinhomes Cổ Loa ( Vinhomes Global Gate ) và Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia. Chủ đầu tư của dự án này là Công ty Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) – công ty con của Tập đoàn Vingroup.

Khu đô thị này có quy mô khoảng 265 ha, nằm tại các xã Xuân Canh, Đông Hội và Mai Lâm, huyện Đông Anh. Vị trí này cũng tiếp giáp với khu vực sẽ xây dựng cầu Tứ Liên để kết nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ.

 Thành Phố Thông Minh được đầu tư trên diện tích hơn 270 ha tại ba xã Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Kim Nỗ, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Chủ dự án là Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố thông minh Bắc Hà Nội (North Hanoi Smart City). Đây là liên doanh giữa Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản. TP Hà Nội công bố triển khai dự án trị giá 4,2 tỷ USD này hồi đầu tháng 11/2023.

Dự án thành phố thông minh sẽ được thực hiện trong 9 năm chia làm 5 giai đoạn. Theo ĐTM, giai đoạn 1 chủ đầu tư sẽ xây dựng 60 căn nhà liền kề (5 tầng), 247 biệt thự (4 tầng). Đồng thời, 1 chung cư 22 tầng, 9 tòa nhà chung cư hỗn hợp cao 45 tầng cũng sẽ được đầu tư.

Các công trình phục vụ giáo dục gồm 3 trường mầm non (3 tầng), 2 trường tiểu học (4 tầng), 2 trường THCS (4 tầng). Ngoài ra, giai đoạn này còn có thêm một số hạng mục khác như hệ thống cây xanh, công trình thương mại dịch vụ, bãi đỗ xe. Các công trình được xây dựng trong giai đoạn đầu tư có quy mô khoảng 72,7 ha, tương đương gần 27% tổng diện tích dự án.

Ở giai đoạn tiếp theo, quy mô khoảng 67,5 ha, dự án sẽ có thêm 209 căn biệt thự, 4 công trình thương mại dịch vụ cao 5 tầng, 1 trường mầm non.

Tại giai đoạn 3, chủ đầu tư sẽ xây loạt công trình trên diện tích khoảng 65,7 ha. Trong đó, có 1 trường quốc tế cao 3 tầng, 1 trường mẫu giáo cao 2 tầng, 4 công trình nhà văn phòng thương mại kết hợp nhà ở cao 27-44 tầng, 12 công trình công cộng thành phố quy mô 5-44 tầng với mật độ xây dựng tương ứng từ 11,2-48%.

2 công trình công cộng thành phố quy mô 3-40 tầng cũng sẽ được đầu tư tại giai đoạn 4 của dự án. Trong thời kỳ này, 7 công trình hỗn hợp nhà ở, thương mại, văn phòng từ 25 đến 35 tầng cũng sẽ được xây dựng, mật độ 24-45%. Ngoài ra, chủ đầu tư sẽ đầu tư 1 trường THCS, 1 bãi đỗ xe.

Trung tâm tài chính, thương mại hỗn hợp cao 108 – được coi là điểm nhấn, trái tim của dự án thành phố thông minh sẽ được xây dựng ở giai đoạn cuối cùng (cuối năm 2030 đến cuối 2032). Tòa tháp này cao 639 m, nằm tại ô đất 3.3.4 trên diện tích hơn 133.000 m2, mật độ xây dựng gần 23%. Sau khi hoàn thành, dự án thành phố thông minh dự kiến có quy mô dân số hơn 25.740 người.

Dự án thành phố thông minh được BRG và Sumitomo ký thỏa thuận cùng phát triển hồi giữa năm 2017. Sumitomo – tập đoàn hơn 100 năm tuổi của Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1995. Doanh nghiệp này đầu tư và tham gia các dự án như Khu công nghiệp Thăng Long I và II (tại Hà Nội và Hưng Yên), tổng thầu xây dựng đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị số 1 TP HCM, tổng thầu xây dựng các nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, Duyên Hải 3 mở rộng, Phú Mỹ 2-2. Còn BRG là một trong những tập đoàn đa ngành tại Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bất động sản, bán lẻ.

Dự án thành phố thông minh có vị trí quan trọng, nằm tại chân cầu Nhật Tân, bờ Bắc sông Hồng, giữa cầu Thăng Long và cầu Long Biên, trên trục đường Võ Nguyên Giáp kết nối trung tâm thành phố và khu vực Hồ Tây tới sân bay quốc tế Nội Bài.

Theo chủ đầu tư, dự án 4,2 tỷ USD này sẽ có hệ thống dịch vụ thế hệ mới CityOS gồm 6 giải pháp thông minh về năng lượng, di chuyển, quản lý, cuộc sống, sức khỏe-học tập và kinh tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *