Đường Láng được đầu tư hơn 17.200 tỷ để mở rộng cho đoạn dài 3,8 km thì mỗi km sẽ tốn tới 4.545 tỷ đồng, phá vỡ kỷ lục 3.430 tỷ của đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục đã nắm giữ nhiều năm qua.
Nếu đường Láng được đầu tư hơn 17.200 tỷ để mở rộng cho đoạn dài 3,8 km thì mỗi km sẽ tốn tới 4.545 tỷ đồng, phá vỡ kỷ lục 3.430 tỷ của đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục đã nắm giữ nhiều năm qua.
Sở Giao thông Vận tải vừa có báo cáo Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội việc triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 11 dự án giao thông sắp xây dựng trên địa bàn, trong đó có vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở – Cầu Giấy (đường Láng).
Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng vành đai 2 trên cao và dưới thấp đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy có tổng đầu tư trên 21.000 tỷ đồng, trong đó đoạn dưới thấp hơn 17.000 tỷ đồng và đoạn trên cao gần 3.900 tỷ đồng. Trong ảnh là Ngã Tư Sở.
Nếu dự án này được thông qua thì nó sẽ phá vỡ kỷ lục đường đắt nhất hành tinh của đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục vì tốn đến 4.545 tỷ đồng cho mỗi km đường dưới thấp. Nếu tính cả đoạn trên cao thì mỗi km cần đến 5.500 tỷ đồng. Con số 21.000 tỷ tương đương tổng mức đầu tư đoạn cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, đoạn có tổng mức đầu tư cao nhất trong 23 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông.
Điều đáng nói là trong hơn 17.200 tỷ đồng để mở rộng đoạn dưới thấp thì chi phí giải phóng mặt bằng là 16.700 tỷ, gấp 31 lần chi phí xây lắp là 541 tỷ đồng.
Hiện đường Láng có chiều rộng 21 m (mỗi bên 10,5 m). Sau khi cải tạo xong đường Láng sẽ rộng 53,5 m, gấp hơn 2,5 lần hiện nay. Vận tốc thiết kế 80 km/h và là trục chính đô thị.
Đường vành đai 2 trên cao sẽ có chiều dài 3,8 km, rộng 19 m, vận tốc 80 km/h, là trục chính đô thị. Tổng mức đầu tư dự kiến gần 3.900 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2026-2030. Theo Sở Giao thông Vận tải, đường Láng chỉ rộng 10,5 m mỗi chiều. Lưu lượng tối đa 3.000 phương tiện/giờ, nhưng hiện đã lên đến 8.000 phương tiện/giờ nên thường xuyên ùn tắc giờ cao điểm.
Vành đai 2 là tuyến giao thông nội đô khép kín của Hà Nội dài 43,6 km, chạy qua các điểm: Vĩnh Tuy – Minh Khai – Đại La – Ngã Tư Vọng – đường Trường Chinh – Ngã Tư Sở – đường Láng – Cầu Giấy – Bưởi – Nhật Tân – Vĩnh Ngọc – Đông Hội – cầu chui Gia Lâm – khu công nghiệp Hanel – Vĩnh Tuy. Hai cầu vượt sông Hồng trên vành đai 2 là Vĩnh Tuy và Nhật Tân, một cầu vượt sông Đuống là Đông Trù.
Hiện vành đai 2 chỉ còn đoạn Ngã Tư Sở – Cầu Giấy (đi trùng với đường Láng) dài gần 4 km chưa được mở rộng và xây dựng đường trên cao. Vào các giờ cao điểm, tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra. Trước đó, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã triển khai nhiều phương án phân luồng nhưng tình trạng ùn tắc giờ cao điểm vẫn chưa cải thiện đáng kể.
- Dự án đầu tư xây dựng cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Tháp đôi 47 tầng Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội
- Khu công nghiệp Phụng Hiệp, vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng
- Tòa nhà Việt Tower thuộc sở hữu của Ai?
- Thông tin dự án Greenhill Quy Nhon International Center