Quốc lộ 21 đoạn qua Hà Nội dài khoảng 32 km được đề xuất chi 19.000 tỷ đồng để mở rộng gấp 10 lần, kết nối với thành phố tương lai phía tây
Toàn tuyến dài gần 26 km, đi qua địa phận thị xã Sơn Tây, các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ (thành phố Hà Nội) và huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình). Trong ảnh là đoạn quốc lộ 21 nhìn từ Google Earth dự kiến sẽ được cải tạo, nâng cấp.
Việc nâng cấp Quốc lộ 21 cùng với các tuyến giao thông như Quốc lộ 32, các đường tỉnh lộ … là lợi thế để đưa thị xã Sơn Tây sẽ phát triển theo hướng trở thành đô thị vệ tinh của Hà Nội với chức năng đô thị văn hóa, lịch sử, sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng; tạo công ăn việc làm, phát triển đời sống người dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng của Thủ đô.
Nếu được thông qua thì dự án này có mức đầu tư lên đến 731 tỷ đồng cho mỗi km. Con số này gấp 1,3 lần mức đầu tư cho mỗi km trên cao tốc đắt nhất Việt Nam (Hải Phòng – Hạ Long, 556 tỷ/km) và đắt gấp khoảng 3 lần so với các tuyến cao tốc Bắc – Nam như Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, Hậu Giang – Cà Mau.
Nguyên nhân là do đoạn Quốc lộ 21 này đi qua phần lớn là nhà dân, công xưởng nên chi phí giải phóng mặt bằng cao, lên đến gần 12.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 60%. Bên cạnh đó, đoạn đường này dự kiến có mặt cắt ngang 70-80 m, rộng hơn 3 -4 lần so với độ rộng trung bình của cao tốc Bắc – Nam ( khoảng 17 đến 23,5m).
Hiện nay, Quốc lộ 21 đoạn qua Hà Nội dài khoảng 32 km. Phần lớn là đường nhỏ hẹp, không có dải phân cách, có đoạn chỉ rộng 7-8m. Mặt đường hư hỏng, xuống cấp.
Mỗi ngày có hàng nghìn lượt xe tải, xe rơ – moóc, xe container chở vật liệu … chạy qua đoạn Quốc lộ 21 này. Nhiều xe vượt ẩu, lấn làn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Dự án có điểm đầu tại cầu Quan (thuộc thị xã Sơn Tây). Điểm cuối của dự án nằm tại Km25+745 nối về Quốc lộ 21A, giáp với chợ Xuân Mai (thuộc thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ). Tại đây sẽ xây dựng hoàn chỉnh nút giao liên thông cuối tuyến với Quốc lộ 6.
Dự kiến, đoạn từ cầu Quan đến ranh giới hành chính Hà Nội – Hòa Bình rộng 80 m; đoạn qua tỉnh Hòa Bình và thị trấn Xuân Mai rộng 70 m. Tuyến chính theo cấp đường trục chính đô thị với vận tốc thiết kế 80km/h; đường song hành (đường gom) theo cấp đường chính khu vực, vận tốc thiết kế 60km/h.
Việc nâng cấp Quốc lộ 21 cùng với các tuyến giao thông như Quốc lộ 32, các đường tỉnh lộ … là lợi thế để đưa thị xã Sơn Tây sẽ phát triển theo hướng trở thành đô thị vệ tinh của Hà Nội với chức năng đô thị văn hóa, lịch sử, sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng; tạo công ăn việc làm, phát triển đời sống người dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng của Thủ đô.
Từ đây tiến trình phát triển thành phố phía Tây Hà Nội gồm hai khu đô thị Hòa Lạc và Xuân Mai cũng được đẩy nhanh. Hà Nội định hướng phát triển hai đô thị Hòa Lạc và Xuân Mai sẽ là trung tâm đầu não về khoa học kỹ thuật công nghệ cao, trung tâm đào tạo, giáo dục chất lượng cao. Trong ảnh là nút giao quốc lộ 21 tại Hoà Lạc.
- FORESTA được triển khai kết hợp Khang Điền & Keppel Land tại quận 2
- Chính chủ cho thuê kho xưởng gần ngã tư Trôi, TT. Trạm Trôi – Hoài Đức – Hà Nội.
- Đất nền SUỐI Tiên, Hoàng Lộc Tân, thành phố Bảo Lộc
- Khu kinh tế ven biển Nam Đồ Sơn rộng khoảng 20.000 ha
- Đề xuất mở rộng cầu Nhơn Trạch nối TP HCM – Đồng Nai.